Theo thống kê, khoảng hơn 80% học sinh và sinh viên ở nước ta phải đối mặt với áp lực học tập. Tình trạng này gặp nhiều ở học sinh cấp 2, cấp 3 và đại học. Cùng với đó theo Báo Dân Trí khoảng 20% trẻ học đường bị rối loạn lo âu vì áp lực học tập. Áp lực học tập ảnh hưởng nhiều đến tinh thần của học sinh, chính vì thế giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh trong Giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2025 được Thủ tướng chính phủ ban hành là một chương trình rất tốt và phù hợp với thực tế hiện nay. Đặc biệt tuyển sinh hệ cao đẳng 9+ đã thay đổi cuộc sống của nhiều học sinh.
Thực trạng áp lực học tập
Áp lực học tập là vấn đề mà bất kỳ học sinh, sinh viên nào đều phải đối mặt. Áp lực thực chất là sự dồn nén của các cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, mệt mỏi,… và đồng thời là một phần của cuộc sống thúc đẩy mỗi cá nhân nỗ lực để vượt qua khó khăn và đạt thành tích cao trong học tập.
Khi có áp lực, học sinh – sinh viên sẽ có động lực và gia tăng mức độ tập trung khi học tập. Từ đó có thể ghi nhớ tốt kiến thức và vượt qua kỳ thi một cách tốt nhất. Tuy nhiên nếu áp lực học tập diễn ra trong thời gian dài và bản thân không biết cách điều chỉnh, cả sức khỏe thể chất và tinh thần đều phải đối mặt với nhiều vấn đề.
Ngày nay với sự phát triển của kinh tế xã hội, các bậc phụ huynh luôn muốn con cái được giáo dục trong môi trường tốt nhất. Ngoài thời gian học ở trường, không ít học sinh phải học thêm để nắm vững kiến thức hay tham gia vào các khóa học kỹ năng để phát triển năng khiếu. Điều này khiến các em không có thời gian nghỉ ngơi và luôn cảm thấy áp lực đè nặng lên bản thân. Không những thế với sự cạnh tranh về thành tích điểm số, áp lực từ gia đình, sợ bản thân thua kém.. đã khiến nhiều học sinh rơi vào tình trạng trầm cảm, rối loạn lo âu.
Giải tỏa áp lực cho con với hệ cao đẳng 9+
Mỗi học sinh đều có ưu điểm và có khả năng riêng, nhưng không phải học sinh nào cũng tiếp tục theo học Trung học phổ thông hoặc lên Đại học. Nhiều học sinh cảm thấy áp lực với một số môn học mà các em không có khả năng tiếp thu, nên khó có thể hoàn thành chương trình học một cách tốt nhất. Nếu lựa chọn chương trình học nhiều học sinh sau khi hiểu rõ có mong muốn học nghề sau Trung học cơ sở hoặc lựa chọn hệ 9+.
Thực trạng sinh viên ra trường thất nghiệp, cùng lối mòn định kiến học hết cấp 3 phải vào đại học đã tạo đà áp lực ngăn cản sự phát triển toàn diện của nhiều học sinh. Trong lúc đó hệ cao đẳng 9+ đã thay đổi cuộc sống của nhiều học sinh, sau khi tốt nghiệp THCS các em được học những nghề mình yêu thích, phù hợp với khả năng của mình mà không phải đóng phí học nghề, các em vẫn được học văn hóa và có bằng tốt nghiệp cấp 3 theo quy chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trên thế giới chương trình tuyển sinh hệ cao đẳng 9+ được nhiều nước tiên tiến như Đức, Nhật Bản, Singapore… áp dụng và được học sinh, phụ huynh đặc biệt là doanh nghiệp đánh giá rất cao khi nó không chỉ giữ vai trò lớn trong công tác phân luồng, mà còn giải quyết được bài toán thiếu hụt lực lượng lao động chất lượng cao.
Cuộc thi sáng tạo Robocon MITC được tổ chức thường niên là sân chơi sáng tạo cho các bạn học sinh sinh viên học tập tại trường Cao đẳng Công Thương miền Trung
Hiện mô hình học hệ cao đẳng 9+ đang được triển khai khá thành công tại Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung, khi nhà trường đào tạo song song văn hóa rút gọn 7 môn và chuyên môn để sau 3 năm học sinh có bằng cao đẳng đồng thời hoàn thành chương trình THPT. Với thời lượng học được phân bổ thiên về thực hành (70%) nên phần lớn thời gian học sinh, sinh viên được thực tập thực tế tại doanh nghiệp, dễ dàng đáp ứng nhu cầu của các đơn vị tuyển dụng hiện nay. Hệ cao đẳng 9+ đã giải tỏa sự áp lực thay đổi cuộc sống của nhiều học sinh, các em không những được học hỏi về kỹ năng mà còn thỏa sức sáng tạo với khung chương trình học linh hoạt. Đây còn là 1 lối mở tiết kiệm được kinh tế, tạo bước ngoặt để các em có thể tiếp xúc, trải nghiệm, làm việc với các doanh nghiệp và tập đoàn lớn. Hãy mở rộng cánh cửa để con của bạn có thể tự tin phát huy điểm mạnh cùng chương trình học hệ cao đẳng 9+ tại Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung.
Thanh Huyền