TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG MIỀN TRUNG
KHOA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
- Giới thiệu
Khoa Tài nguyên Môi trường là một trong những Khoa chủ chốt của trường Cao đẳng Công thương Miền Trung, tổ chức đào tạo các ngành Công nghệ kỹ thuật Trắc địa, ngành Quản lý đất đai, ngành Công nghệ kỹ thuật địa chất và Khoan thăm dò địa chất ở các bậc học Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề.
Ngoài ra, Khoa còn tổ chức đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng cho các ngành Công nghệ kỹ thuật trắc địa, ngành Công nghệ kỹ thuật địa chất, ngành Quản lý đất đai; mở nhiều chứng chỉ thực hành nghề nghiệp ngắn hạn và liên kết với các trường Đại học đào tạo bậc Đại học cho các ngành thuộc khoa quản lý.
- Đội ngũ giảng dạy
Với đội ngũ giảng viên cơ hữu giàu kinh nghiệm và có trình độ. Cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ, phương pháp dạy học tiên tiến, các thế hệ Học sinh – Sinh viên của Khoa đã được đào tạo một cách bài bản, sau khi ra trường đều có tay nghề vững vàng, được các đơn vị sử dụng lao động đánh giá cao.
- Cơ sở vật chất
Hiện khoa đã có 01 phòng máy trắc địa với các loại máy móc hiện đại như GPS, Toàn đạc điện tử, máy thủy bình độ chính xác cao,… 01 phòng mẫu địa chất với chủng loại mẫu phong phú và đã trang bị mới hoàn toàn 01 phòng thí nghiệm địa chất công trình, 01 phòng gia công mẫu thạch học, 01 phòng phân tích mẫu thạch học và 01 xưởng thực hành khoan với các trang thiết bị hiện đại.
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT
Mã ngành: 5510901
Hệ đào tạo: Trung cấp
Thời gian đào tạo: 2 năm
Đối tượng xét tuyển: Học sinh tốt nghiệp THCS trở lên
- Tổng quan về ngành:
Ở nước ta, để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, cần rất nhiều khoáng sản rắn (kim loại và phi kim loại), dầu mỏ và khí đốt. Vì vậy, Địa chất phải đi đầu trong việc tìm kiếm, thăm dò, đánh giá trữ lượng tài nguyên khoáng sản của đất nước, nghiên cứu các công nghệ mới để chế biến khoáng sản. Khi mà nhiều thành phố lớn, nhiều khu dân cư, khu công nghiệp hiện đại, nhiều nhà máy thủy điện mọc lên…, việc tìm kiếm các nguồn nước dưới đất, khảo sát nền móng công trình đòi hỏi ngành địa chất phải được đặc biệt chú trọng. Chính vì những yêu cầu thực tế của đất nước mà đang rất cần các bạn trẻ đến với ngành địa chất học.
Để đáp ứng được mục tiêu đào đào ngành Công nghệ kỹ thuật Địa chất, người học phải lĩnh hội được khối kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành chung, từ đó các bạn có thể lựa chọn học 1 trong 2 hướng chuyên ngành sau:
* Chuyên ngành: Địa chất công trình – Địa chất thủy văn:
Đào tạo chuyên môn về địa chất công trình phục vụ cho xây dựng các dạng công trình khác nhau, đề xuất và thiết kế giải pháp xử lý nền móng công trình. Đào tạo chuyên môn về địa chất thủy văn để tìm kiếm, khai thác, xử lý các nguồn nước dưới lòng đất phục vụ cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp v.v…
* Chuyên ngành: Địa chất khoáng sản: Đào tạo chuyên môn về thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản: Các loại hình mỏ khoáng sản bao gồm sự phân bố, phương thức tìm kiếm, thăm dò, khai thác mỏ, môi trường trong khai thác mỏ, quản lý dự án và tính kinh tế,… Chương trình sẽ đào tạo những kỹ thuật địa chất khoáng sản có kỹ năng trong việc khoan khảo sát các đề án và báo cáo trong tìm kiếm thăm dò, khai thác mỏ, có kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành.
- Mục tiêu đào tạo:
Hoàn thành chương trình đào tạo công nghệ kỹ thuật Địa chất được thiết kế theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo; có khả năng áp dụng các kiến thức cơ bản và các kiến thức khoa học kỹ thuật đã học để nhận biết, phân tích và giải quyết sáng tạo các vấn đề kỹ thuật liên quan.
* Kiến thức:
Hiểu biết về thành phần, cấu trúc, thế nằm của đất đá cấu thành nên vỏ Trái đất nói riêng và Trái đất nói chung; Quy luật phát sinh, phát triển của Trái đất gắn liền với quy luật phân bố khoáng sản như dầu khí, nước dưới đất, quặng kim loại và phi kim loại, các loại đá quý và bán quý; Tính chất vật lý, hóa học và cơ học của đất đá ảnh hưởng đến việc sử dụng làm nền các công trình xây dựng; Các tác động tích cực của các yếu tố tự nhiên, nhân tạo đến sự ổn định và bền vững trong việc khai thác khoáng sản, xây dựng công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi , thủy điện.
* Kỹ năng:
– Người học sử dụng thành thạo địa bàn địa chất, GPS cầm tay; Sử dụng được bản đồ địa hình, bản đồ địa chất; Xác định được thành phần khoáng vật, kiến trúc, cấu tạo của đất đá dưới kính hiển vi phân cực và bằng mắt thường.
– Thí nghiệm trong phòng và hiện trường để xác định các chỉ tiêu vật lý, cơ học của đất đá phục vụ công tác đánh giá nền các công trình xây dựng, đánh giá trữ lượng nước dưới đất.
– Thu thập được tài liệu địa chất tại các công trình khoan, đào thăm dò, lộ trình địa chất; Vẽ được thiết đồ hố đào, cột địa tầng hố khoan, mặt cắt địa chất bằng các công cụ hỗ trợ như phần mềm Mapinfo, Autocad, Surfer,…; Thu thập và xử lý các tài liệu liên quan phục vụ cho công tác khảo sát địa chất.
– Làm việc theo nhóm, thích nghi với môi trường làm việc.
* Thái độ:
– Khiêm tốn, ham học hỏi nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, khôn khéo và sáng tạo trong công tác đối ngoại.
– Nghiêm túc, trung thực trong báo cáo số liệu địa chất cũng như chấp hành quy định nhà nước và giữ bí mật quốc gia.
- Nội dung chương trình:
Kiến thức cơ sở: Bao gồm các kiến thức cơ sở ngành sau: Địa chất đại cương, Tinh thể khoáng vật Thạch học, Địa chất cấu tạo Địa mạo, Địa chất thủy văn – địa chất công trình đại cương, Trắc địa phổ thông
- Kiến thức chuyên ngành chính:
Kiến thức chuyên ngành chung: Cơ học đất; Địa chất khoáng sản; An toàn lao động; Kỹ thuật khoan địa chất; Khai đào.Kiến thức chuyên ngành tự chọn: Người học có thể chọn 1 trong 2 chuyên ngành sau, để đáp ứng nhu cầu của bản thân và xã hội:
Chuyên ngành: Địa chất công trình – Địa chất thủy văn: Tin học ứng dụng địa chất; Vật liệu xây dựng; Các hiện tượng địa chất động lực công trình; Khảo sát địa chất công trình –Địa chất thủy văn; Khai thác và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.
Chuyên ngành: Địa chất khoáng sản: Kỹ thuật gia công và phân tích lát mỏng thạch học; Kỹ thuật khoan nổ mìn; Tìm kiếm – thăm dò khoáng sản rắn; Kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên; Tin học ứng dụng địa chất
Cơ hội nghề nghiệp:
Kỹ thuật viên tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật Địa chất có thể đảm nhiệm các công việc như sau:
Chuyên ngành Địa chất công trình – Địa chất thủy văn: Làm Thí nghiệm viên tại các công ty tư vấn xây dựng, giao thông, thủy lợi, thủy điện; khoan khảo sát địa chất; Khai thác nước, Gia cố nền đất; các liên đoàn (hay Đoàn) địa chất; các liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước dưới đất; quy hoạch…
Chuyên ngành Địa chất khoáng sản: Làm kỹ thuật viên trong hoạt động khai thác thăm dò khoáng sản; nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tài nguyên Trái Đất; điều hành mỏ trong các mỏ khai thác; các công ty thăm dò – khai thác dầu khí; cácl iên đoàn (hay Đoàn) địa chất khoáng sản; quản lý tài nguyên và môi trường tại các sở ban ngành…
Chọn Trường Cao đẳng Công thương Miền Trung là sự lựa chọn đúng đắn của bạn!