Theo số liệu của những năm gần đây, nước ta có trên 200.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Trong đó, nhiều người giấu bằng để chuyển sang học nghề hoặc xin việc làm phổ thông cho thấy một sự lãng phí lớn cho lao động Việt Nam.

Lỗ hổng Hướng Nghiệp cho học sinh THCS

Nhiều năm qua, phân luồng học sinh vẫn luôn là vấn đề khó khăn mà hệ quả là tương lai của các em sau này. Nhìn chung, tâm lý phụ huynh muôn hình vạn trạng luôn muốn con mình phải bằng bạn bằng bè nên thường đưa ra yêu cầu cao trong việc chọn trường cho con nhưng lại không nắm rõ sức học của con mình.

Thực tế, nước ta có hàng trăm ngàn học sinh tốt nghiệp THPT không học tiếp hoặc qua đào tạo nghề nghiệp, mà đi làm những công việc lao động phổ thông. 

Nếu lực lượng này được định hướng tốt, theo học trung cấp ngay sau khi tốt nghiệp THCS thì sẽ có thêm được đội ngũ lao động có tay nghề tốt đã qua đào tạo.

 

Các em học sinh THCS được tư vấn trực tiếp tại trường

Đẩy mạnh phân luồng cho từng hệ đào tạo

Việc các học sinh chọn đúng hướng đi dựa trên các điều kiện năng lực, sở trường, sở thích, hoàn cảnh và kinh tế vô cùng quan trọng, góp phần giúp các em phát huy được khả năng cá nhân, tránh lãng phí thời gian và tiền bạc.

Trước đây, công tác hướng nghiệp cho học sinh đa phần diễn ra trong các buổi họp phụ huynh với tư vấn viên chủ yếu là các thầy cô nên về mặt thực tiễn vẫn chưa mang lại hiệu quả.

Chính vì vậy, các phòng GD-ĐT địa phương bắt đầu đẩy mạnh phân luồng bằng cách ‘đặt hàng’ các trường Trung cấp nghề, trường THPT dân lập tới tư vấn trực tiếp cho các em.

Phương pháp tổ chức quy mô, tư vấn viên có kinh nghiệm giúp cho các em có một cái nhìn đầy đủ và thực tế hơn về nghề nghiệp trong tương lai.

Phụ huynh học sinh THCS đang được tư vấn chọn trường cho con

 

Phát triển mô hình đào tạo 9+

Theo thống kê của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LÐ – TB và XH), kết quả tuyển sinh trung cấp những năm gần đây có xu hướng tăng, cụ thể năm 2017 là 310 nghìn học sinh, năm 2018 khoảng 320 nghìn học sinh, và năm 2019 ước khoảng 350 nghìn. Trong đó số lượng học sinh tốt nghiệp THCS lựa chọn học nghề luôn thay vì học trung học phổ thông (THPT), có xu hướng gia tăng.
Ðiều này cho thấy, nhiều học sinh và phụ huynh đã bắt đầu có sự thay đổi nhận thức, bỏ dần tư duy chuộng bằng cấp, học để có việc làm, có kỹ năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp…
Hiện nay, Bộ LÐ – TB và XH dự kiến xây dựng đề án đào tạo nghề 9+ dành cho học sinh tốt nghiệp THCS. Ðây được coi là mô hình tiệm cận với đào tạo nghề quốc tế. Tại các nước phát triển như Đức, Nhật Bản…, học nghề sớm là lựa chọn được ưu tiên và cho phép đào tạo ra nhiều kỹ sư giỏi cho đất nước.
Ở Nhật Bản, mô hình đào tạo 9+ dành cho học sinh tốt nghiệp cấp 2 rất thành công, điển hình là KOSEN, đảm bảo 100% cơ hội làm việc cho các em.
Thứ trưởng Bộ LÐ – TB và XH, Lê Quân cho biết, cần phải khẳng định, đây là mô hình đào tạo nghề liên thông từ trung cấp lên cao đẳng nhưng dành cho đối tượng tốt nghiệp THCS, chứ không phải là đào tạo trình độ cao đẳng từ tốt nghiệp THCS.
Theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), để vào học cao đẳng, người học phải có bằng tốt nghiệp THPT, hoặc đã tốt nghiệp trung cấp và có bằng tốt nghiệp THPT hoặc là học đủ, đạt yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định mới được vào học cao đẳng.
Do vậy, mô hình này tuyển đầu vào với đối tượng tốt nghiệp THCS để học trung cấp sau chuyển tiếp liên thông lên cao đẳng.
Với những ưu điểm nêu trên, việc lựa chọn mô hình này sẽ giúp các em học sinh chọn nghề sớm phù hợp năng lực của bản thân, rút ngắn thời gian đào tạo, tiết kiệm chi phí và sớm gia nhập thị trường lao động trong khi vẫn có cơ hội liên thông lên các trình độ cao hơn.
Ðồng thời, để giải quyết “nút thắt”, Bộ LÐ – TB và XH cũng đã có những giải pháp và cách làm để phân luồng bằng các chính sách hấp dẫn như: miễn học phí 100% cho học sinh tốt nghiệp THCS vào học trung cấp; miễn học phí trình độ trung cấp, cao đẳng cho các đối tượng chính sách xã hội; học theo chế độ cử tuyển; người học học các nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu, nghề đặc thù; chính sách nội trú cho người học là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật, học sinh phổ thông dân tộc nội trú; hỗ trợ chi phí và vay vốn để đi làm việc ở nước ngoài.

Lời Kết

Năm vừa qua, trường Cao đẳng Công Thương miền Trung phối hợp phòng GD và ĐT thành phố Tuy Hoà, huyện Tuy An, Đồng Xuân, Tây Hoà, Phú Hoà, Đông Hoà đã tổ chức thành công Hội thảo phân luồng THCS năm 2019.
Góp phần vào công tác phân luồng học sinh trên địa bàn Phú Yên, Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung đã và đang thực hiện xét tuyển học sinh tốt nghiệp lớp 9 tham gia nhập học trung cấp, cao đẳng 9+ bao gồm các ngành đào tạo sau:

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG MIỀN TRUNG – KHỞI ĐẦU GIẤC MƠ NGHỀ NGHIỆP

Đăng ký trực tuyến