D kiến năm 2019, hc sinh đưc công nhn hoàn thành các môn văn hóa ph thông, chưa tt nghip THPT nhưng có bng TC s đưc np h sơ xét tuyn vào CĐ.

Sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ khí trường Cao đẳng Công Thương miền Trung trong giờ thực hành

Thông tin này được đại diện các trường TC-CĐ cũng như học sinh đang theo học văn hóa ở trường nghề đánh giá là một giải pháp thực hiện phân luồng sau trung học đạt hiệu quả cao, thu hút tuyển sinh và bình đẳng về cơ hội học tập cho mọi đối tượng.

Hiệu trưởng một trường TC nghề tại TP.HCM cho biết không ít học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề thì nhanh nhưng học văn hóa THPT, dù chỉ 7 môn nhưng rất khổ sở. Nguyên nhân là do các em quá ngán học văn hóa nhưng gia đình ép buộc. Người học đã mất căn bản, muốn “kéo” các em lên phải mất khá nhiều thời gian và thật sự gian nan bởi phần lớn các em không hợp tác. Hơn nữa, vừa tốt nghiệp THCS, các em còn quá trẻ, chưa nhận thức hết giá trị của việc vừa học nghề vừa học văn hóa. Điều này đánh mất cơ hội học tập lên cao cũng như tìm một công việc sau khi ra trường. “Có thể tạo điều kiện để các em hoàn thành chương trình văn hóa trong nhiều năm chứ không nhất thiết phải kết thúc đúng theo thời gian ấn định. Trong thời gian chưa tốt nghiệp THPT, các em vẫn được học trình độ CĐ nếu có nguyện vọng và chỉ khi nào tốt nghiệp THPT mới được cấp bằng CĐ”, vị hiệu trưởng này đề xuất.

Trong khi đó, TS. Bùi Văn Hưng (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II) cho rằng để tạo cơ hội học tập cho tất cả các đối tượng thì nên mở rộng tuyển học sinh tốt nghiệp THCS có nguyện vọng học lên trình độ CĐ. Tuy nhiên, để đảm bảo tiếp thu kiến thức cho trình độ CĐ, trong quá trình học nghề, các em phải học đồng thời các môn văn hóa THPT.

Các trưng TC-CĐ t xác đnh ch tiêu tuyn sinh

Dự kiến năm 2019, học sinh chưa có bằng THPT nhưng đã có bằng TC, được công nhận hoàn thành các môn văn hóa THPT có thể tham gia xét tuyển vào CĐ. Về phương thức tuyển sinh, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) sẽ phát hành một phiếu đăng ký tuyển sinh chung cho toàn bộ hệ thống các trường CĐ, TC. Theo đó, học sinh có thể in phiếu, ghi thông tin rồi nộp tại các trường THCS – THPT, sở LĐ-TB-XH hoặc nộp trực tiếp tại trường CĐ, TC muốn nhập học. Ngoài ra, học sinh cũng có thể đăng ký trực tuyến qua ứng dụng “Chọn nghề trên điện thoại di động” trên trang điện tử tuyển sinh của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. Đây là thông tin được TS. Vũ Xuân Hùng (Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) cung cấp mới đây.

Theo ông Hùng, năm 2019, tùy vào điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, đội ngũ giáo viên mà các trường CĐ, TC tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Được biết, chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019 của các trường CĐ, TC trên cả nước khoảng 540.000 học sinh, sinh viên.

Nguyễn Ngọc Hào (học sinh Trường TC nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương) chia sẻ: “Sức học của em chỉ ở mức trung bình, gia đình lại khó khăn nên em quyết định đi học nghề sau khi tốt nghiệp THCS. Em chọn học văn hóa 7 môn để mong có được tấm bằng tốt nghiệp THPT chứ giờ quá ngán, học không vô. Dù em không còn hứng thú với việc học văn hóa nhưng phải cố gắng để lấy bằng tốt nghiệp THPT với hy vọng sau này có điều kiện học liên thông lên CĐ. Nếu như năm tới, người học nghề chưa có bằng tốt nghiệp THPT vẫn được đăng ký xét tuyển vào CĐ như dự kiến của Bộ LĐ-TB&XH thì sẽ thuận lợi hơn”. Tương tự, Võ Thành Luân (một trong số hơn 300 học sinh tham gia khóa đào tạo TC nghề do Trường CĐ Kỹ nghệ II phối hợp với Trung tâm GDNN – GDTX Q.Thủ Đức tổ chức) nói: “Việc mở rộng đối tượng tuyển sinh ở bậc CĐ đối với học sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT nhưng có bằng TC, được công nhận đã hoàn thành chương trình văn hóa phổ thông sẽ tạo cơ hội học tập rộng rãi đến nhiều người”.

Ông Lê Nguyễn Thông Minh (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Bách khoa Nam Sài Gòn) nhìn nhận đối tượng học sinh THCS học nghề khi ra trường chỉ mới 16-17 tuổi nên doanh nghiệp rất ngại tuyển dụng. Vì vậy, để các em chững chạc, trưởng thành hơn thì phải học văn hóa nhằm kéo dài thời gian, vừa có nền tảng kiến thức văn hóa vững chắc vừa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. “Học sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT nhưng đã có bằng nghề, hoàn thành chương trình văn hóa được nộp hồ sơ xét tuyển vào CĐ là một giải pháp hay, qua đó công tác tuyển sinh của trường nghề sẽ dễ dàng hơn, và đặc biệt là công tác phân luồng sẽ đạt hiệu quả”, ông Minh nói.

T.Anh

Theo Báo giáo dục